Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến ngành thủy sản
Mặc dù đồng EUR đang tăng so với đồng USD, mang lại hy vọng cho các DN thủy sản - nhất là DN NK thủy sản từ các nước thứ 3 và thanh toán bằng đồng USD, tuy vẫn còn rất nhiều bất ổn.(vasep.com.vn) Theo phân tích của Công ty tư vấn Thủy sản Correard Scotland, thị trường thủy sản các nước Pháp, Tây Ban Nha và Italy đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tình hình kinh tế.
Mặc dù đồng EUR đang tăng so với đồng USD, mang lại hy vọng cho các DN thủy sản - nhất là DN NK thủy sản từ các nước thứ 3 và thanh toán bằng đồng USD, tuy vẫn còn rất nhiều bất ổn.
Thị trường thủy sản Tây Ban Nha và Italy chưa thấy bất kỳ dấu hiệu phục hồi nào trong thời gian tới. Ngành chế biến của 2 nước này đều dựa vào các sản phẩm cơ bản như các loài thay thế giá rẻ và thủy sản đồ hộp nhưng thị trường các mặt hàng này đang không ổn định. Ngành khai thác và chế biến thủy sản phải đối phó với chi phí sản xuất tăng và các quy định bất lợi trong nước. Năm 2012, thủy sản Tây Ban Nha phải chịu mức tăng 25% thuế VAT, còn Italy lại có những thay đổi về hệ thống bảo hiểm xã hội đối với ngư dân khai thác thủ công và lao động nghề cá.
NK cũng bị ảnh hưởng, trong đó NK philê cá rô phi vào Tây Ban Nha giảm từ 11.400 tấn năm 2011 xuống 6.200 tấn năm 2012. Các loài cá ướp lạnh có giá rẻ hơn như cá tráp, cá vược được NK để thay thế cho cá tuyết meluc, cá bơn.
Do tiêu thụ thủy sản giảm ở cả 2 nước, nên nhiều chiến dịch quảng bá đã được thực hiện trong năm qua nhưng không mang lại hiệu quả trước những biện pháp khắc khổ của Châu Âu, bên cạnh đó là những tác động của hệ thống ngân hàng đến nghề cá nội địa.
Tình hình tại Pháp khả quan hơn Tây Ban Nha và Italy do các công ty Pháp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính từ các ngân hàng.
Ngành bán lẻ Pháp đang xây dựng các mô hình mua sắm mới, tạo điều kiện cho các kênh phân phối thực phẩm hiện đại tại Châu Âu.
Người tiêu dùng đã chuyển hướng mua sắm ở các đại siêu thị sang các cửa hàng nhỏ hơn, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí nhiên liệu. Năm 2011, Pháp đã mở gần 6.000 cửa hàng tiện lợi và khái niệm “thân thiện” trở thành đòn bẩy mới để phát triển ngành bán lẻ. Năm 2012, các nhà bán lẻ Pháp đã phát triển ý tưởng này với việc hàng tháng mở 100 kênh phân phối có cửa hàng bên đại lộ. Ngày nay, khách hàng có thể mua sản phẩm qua mạng Internet, kiểm tra trên điện thoại thông minh hoặc đến các cửa hàng tự chọn.
Các sản phẩm thủy sản đóng túi chân không giúp dễ dàng vận chuyển và tiện lợi hơn với người sử dụng đang ngày càng phổ biến với người tiêu dùng Pháp.